Hế lô các bạn.
Cũng lâu lâu rồi mình mới quay lại blog, hôm nay mình sẽ viết một bài với chủ đề như phần titile đã nêu. Lý do mình viết bài này là đợt vừa rồi có một số bạn comment hoặc gửi email cho mình hỏi tương đối là kĩ về cách sử dụng bài học Mini story sao cho hợp lý, hỏi kĩ đến mức mà không thể kĩ hơn, nào là học có cần phải pause lại để trả lời cho kịp không, rồi nên trả lời 1 2 từ hay cả câu. Mình thấy nhiều bạn quả là kỹ tính và thực tế thì không cần chuẩn đến mức phải hỏi kĩ đến thế.
Trước hết mình sẽ nói về vấn đề học ngôn ngữ. Mình từng nói học ngôn ngữ cũng chính là học thuộc lòng, với tiếng Việt, mình nói hàng ngày những câu như: “Con chào bố”, hay “Đang làm gì thế?”, “Ăn cơm chưa?” đến mức thuộc lòng mà mình không để ý thôi. Và khi cần dùng là bật ra ngay lập tức. Vậy nên rất cần học thuộc lòng. Nhưng đây là việc vô cùng chán thế nên mới có những phương pháp giúp ta học thuộc mà vui hơn như Effortless chẳng hạn. Và mình cũng từng xem qua một số phương pháp được gọi là tân tiến nhất trên thế giới thì đều dựa trên nền tảng học thuộc (nếu ai từng nghe đến Crazy English thì sẽ hiểu).
Học thuộc còn giúp bạn nghe tốt hơn. Ví dụ tại sao trên phim họ nói nhanh thế mà dân bản xứ vẫn hiểu. Hãy nghĩ đến tiếng Việt. Câu nói “Đang làm gì thế?” thế một ví dụ. Liệu bạn có bao giờ phát âm chuẩn và rõ
ĐANG LÀM GÌ THẾ
không hay là nói nhanh và lướt
đan làm gi ế (hic viết nên khó diễn tả nhưng chúng ta là người Việt chắc đều hiểu câu đó nói nhanh sẽ ra gì).
Tiếng Anh cũng thế. Nói lướt vậy mà mình vẫn hiểu là do câu đó mình hoàn toàn thuộc, và chỉ cần nghe lướt là hiểu, không cần phải nghe rõ. Nếu bạn nghe tiếng anh mà mới chỉ nghe được khi người khác nói chậm, trình độ bạn còn yếu nhưng cụ thể hơn bạn chưa nghe đủ nhiều mà thuộc để lướt qua phát là nghe được, đồng thời học thuộc cũng là để tăng tốc độ tư duy cho tiếng Anh. Effortless English đáp ứng được điều này từ việc học thuộc sao cho đỡ nhàm chán và luyện phản xạ hay tư duy.
Vậy thực tế các bạn cứ thoải mái học theo Effortless dựa trên hướng dẫn của thầy. Thầy AJ cũng đã hướng dẫn rất đầy đủ rồi, mình chỉ nói thêm 1 quan điểm cá nhân đó là mấu chốt chính là học thuộc mà thôi. Bạn nghe đi nghe lại nhiều lần cũng là vì thế. Vậy nên bạn có thể nghe và trả lời 1 2 từ, thích thì cả câu, hôm nào mệt thì nghe không mà không cần trả lời cũng không sao cả. Đừng quá căng thẳng về chuyện phải học thế nào, có khi nhiều bạn còn sáng tạo cho hay hơn nữa, có những cách để khi nghe Mini story giống môi trường giao tiếp thực thụ hơn nữa.
P/S: một lý do nữa mình viết bài này là dạo này mình đang áp dụng Effortless vào tiếng Hàn Quốc nữa, đợt vừa rồi có bạn học tiếng Hàn trên diễn đàn, khi mình nêu ra phương pháp này để áp dụng cho tiếng Hàn, bạn ấy có vẻ không thích. Nói rằng không bao giờ học thuộc mà cần hiểu và áp dụng. Mình thì không hiểu những câu kiểu như “Đang làm gì thế?” hay “Con chào bố” thì có gì mà khó hiểu, đơn giản là học thuộc. Tất nhiên mình viết bài này không phải để tranh luận với bạn ý làm gì, nó chỉ lóe lên 1 ý tưởng để mình viết blog chia sẻ vấn đề thôi.
Trên hết, đây chỉ là quan điểm cá nhân, nếu ai thấy không hợp lý có thể không cần quan tâm, hơn nữa nếu ai có cách học hay hơn thì có thể chia sẻ cho mọi người để cùng nhau tiến bộ. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn.
Goodluck and happy studies.
em đã quay lại,bây giờ em khá hơn trước nhiều rồi anh à 🙂
Vậy thì tiếp tục nghe tiếp thôi 🙂
Kiếm bộ Goosebumps hay Hardy Boys về mà đọc 😀
Có dấu hiệu nào để nhận biết người có năng khiếu không Thái Đỗ?
Còn mình nghĩ việc học thuộc trong học tiếng Anh là đúng. Muốn tiếng Anh đi vào tiềm thức thì phải học thuộc. EE là một trong những phương pháp như thế. Cứ học thuộc, sau này gặp câu đó trong ngữ cảnh, hoặc xem phim, …rồi tự khắc sẽ ứng dụng được.
Nhưng chỉ mỗi EE thôi là chưa đủ phải đọc sách nhiều, xem phim nhiều… Không có phương pháp nào là hoàn hảo cả, mà phải kết hợp nhiều cái.
Mình cũng học EE một năm liên tục rồi nên biết và rất ủng hộ bạn
Dấu hiệu cơ bản nhất là sau 1 tgian ở cùng 1 lĩnh vực thì ng có năng khiếu tiếp thu nhanh hơn và làm tốt hơn, ok?
Còn mình có nói học thuộc lòng là sai đâu nhỉ? Mình nói đó là bc đầu tiên để học tiếng. Nhưng để hiểu tốt hơn và dùng tốt hơn thì bạn nên hiểu những gì mình đang thuộc. Giống như bạn có thể nghe đc hầu hết từ tiếng việt, nhưng đảm bảo sẽ k hiểu hết các câu tiếng việt. Mà khi đã k hiểu thì làm sao mà "tự khắc ứng dụng" ngon lành được.
Hơn nữa, việc phải ghi nhớ 1000 câu nói sẽ mệt hơn, hay việc hiểu cách dùng từ sẽ mệt hơn?
Thank bạn, chúc bạn tiếp tục thành công.
Mặc dù vậy học nhiều Effortless đến 2 3 năm mình thấy cũng dần bão hòa, độ hứng khởi khi trả lời MS cũng nhạt dần, hiện mới có 1 năm thì bạn nên tranh thủ, vì nó còn hứng thú. Dù sao thì tự nói 1 mình mãi cũng phải chán đúng không. Tốt nhất có bạn để tập nói cùng vẫn hơn.
Thực ra vấn đề này không nên tranh cãi là ai đúng ai sai, học thuộc câu cũng được, hiểu từ trong câu cũng được, ai cảm thấy thoải mái với cách học của mình thì làm.
Chỉ có một điều ai cũng đồng ý là đúng mà chưa chắc làm được đó là phải tiếp xúc với tiếng anh hàng ngày, thời lượng bỏ ra càng nhiều thì càng tốt (dù theo cách nào đi nữa). Thực tế để làm được điều này thì động lực chiếm đến 80% còn phương pháp chỉ chiếm 20% thôi ( cái này là quy tắc pareto, đúng trên nhiều lĩnh vực, ai chưa biết có thể google). Vì vậy không cần thiết phải tranh luận gay gắt cái 20% làm gì.
Đúng thế, nên mình có nói việc đặt mục tiêu khi tự học là cần thiết và quan trọng. Học có mục tiêu cũng chính là 1 cách bạn hiểu và chọn lọc những gì cần học